Xuất khẩu Nông sản 24h - Công ty TNHH Xuân Trường Gia: Xuất khẩu

Bạn đang xem: Xuất khẩu

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Theo nhu cầu[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Củ Nghệ tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng (danh pháp hai phần: Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C (68 độ F và 86 độ F) và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh. Cây được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và được nhân giống từ một phần trong số củ đó vào mùa sau.

Khi không được sử dụng ngay, củ được luộc trong khoảng từ 30 đến 45 phút và sau đó đem sấy khô trong lò nóng. Sau đó chúng được nghiền ra thành một loại bột có màu vàng cam sậm mà thường được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Tamil và kể cả các loại cà ri, hoặc để nhuộm màu, tạo màu cho các loại gia vị mù tạc. Thành phần hoạt động của nó là chất curcumin với hương vị hơi cay nóng, hơi đắng, có mùi mù tạc, và ‘mang hương vị của đất’ một cách khác biệt. Curcumin là tâm điểm thu hút vì tính năng chữa bệnh tiềm tàng với một số chứng bệnh, bao gồm ung thư, Alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác. Ấn Độ là nước sản xuất nghệ chính, với những tên gọi theo vùng tùy vào ngôn ngữ và quốc gia.
Theo y học cổ truyền
Thân rễ Nghệ (hay còn gọi là khương hoàng) có vị cay đắng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, giúp lên da non.
Rễ củ (hay còn gọi là uất kim) vị cay đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ.
Do đó, thân rễ Nghệ được dùng trong trường hợp kinh nguyệt không đều, bế kinh, ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi sinh con bị ứ huyết, kết cục gây đau bụng, bị chấn thương phần mềm gây ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.
Nghệ tươi đem giã nhỏ, lấy phần dịch bôi lên chỗ bị ung nhọt, viêm tấy, lở loét ngoài da hoặc các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.
Curcumin trong Nghệ được dùng màu bao viên, cho ra màu vàng chanh sáng đẹp, bền vững; hoặc nhuộm vàng thực phẩm, nhuộm len, tơ, nhuộm da, giấy.
Nghệ còn được dùng chữa khí huyết ứ trệ, thổ huyết, đau vùng sườn, ra máu cam, tiểu ra máu.
Trong y học Ấn Độ, nghệ được sử dụng để kích thích tiêu hóa, bổ và lọc máu, chữa sốt rét, trộn với sữa nóng trị cảm lạnh. Nước ép nghệ tươi có khả năng chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da. Dùng bột thân rễ nghệ trộn cùng với vôi được dùng để chữa đau khớp. Cao nước thân rễ Nghệ được dùng cho bệnh nhân có các bệnh về mật.
Trong y học Trung Quốc, Nghệ vừa được dùng làm thuốc kích thích, thuốc bổ, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu và giúp tăng cường chuyển hoá. Nghệ được chỉ định trong loét dạ dày, loét dạ dày có xuất huyết (phối hợp với các dược liệu khác), tiểu ra máu và các bệnh khác. Bột Nghệ dùng ngoài dạng bột giúp mau lành vết thương, chỗ bị trĩ, viêm mủ da và bệnh nấm tóc. Mỗi lần uống 8 – 10 g dạng thuốc sắc hoặc hãm.
Ở Nepal, Nghệ được dùng làm thuốc bổ, thuốc gây trung tiện. Hoặc dùng ngoài để chữa bong gân và bôi lên vết thương. Nước sắc thân rễ Nghệ dùng trong viêm tấy có mủ. Với một số bệnh ngoài da do giun sáng hoặc ký sinh trùng có thể dùng nước ép tươi để chữa. Nghệ cũng được xem là một thuốc chống dị ứng.
Ở Đông Nam Á, Nghệ được xem như loại thuốc bổ dạ dày, gây trung tiện, cầm máu, chữa vàng da và một số bệnh gan khác. Dùng Nghệ bôi ngoài da chữa ngứa, làm lành các vết thương nhỏ, vết sâu bọ cắn, phát ban trên da, đậu mùa.
Ngoài ra, Nghệ còn có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt, làm tăng tuần hoàn, làm tan cục máu đông, điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đau bụng, đau ngực và đau lưng, hoặc tiêu chảy, thấp khớp, ho, lao phổi. Nghệ cũng là thuốc chống co thắt, trị viêm lợi, diệt côn trùng, diệt nấm, diệt giun tròn.

Hoạt tính kháng viêm
Nghệ thể hiện hoạt tính ức chế chống viêm cấp và mạn tính trong các mô hình gây phù bàn chân và gây u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng, đồng thời có tác dụng gây teo tuyến ức chuột cống đực non. Trên mô hình thực nghiệm tinh dầu nghệ thể hiệnhoạt tính chống viêm khớp. Hoạt tính này có thể do ức chế các enzym trypsin và enzyme hyaluronidase.
Curcumin và các dẫn chất có hoạt tính kháng viêm, tác dụng này có thể do khả năng thu dọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Phân đoạn polysacharid chiết từ Nghệ tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng thấy có tác dụng làm tăng khả năng thực bào trong thử nghiệm thanh thải carbon dạng keo.
Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và loạn tiêu hoá
Thỏ uống cao nước hoặc cao methanol làm giảm tiết dịch vị và tăng lượng chất nhầy trong dịch vị. Kết quả cũng tương tự, khi cho chuột cống trắng uống cao cồn làm giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng chống lại thương tổn do co thắt môn vị gây ra, hoặc stress do hạ nhiệt, giamgiữ, đói, dùng indomethacin, reserpin và mercaptamin, và những chất phá huỷ tế bào như methanol 80%, HCl 0,6 M, NaOH 0,2 M và NaCl 25%. Curcumin giúp cải thiện những tổn thương ở dạ dày nhờ kích thích tạo chất nhầy. Tuy vậy, khi tiêm phúc mạc hoặc uống curcumin lại gây loét dạ dày ở chuột cống trắng.
Natri curcuminat kích thích co bóp cơ trơn hồi tràng chuột lang không đặc hiệu. Cho thêm curcumin vào Clostridium perfringens phân lập từ ruột, và cho vào thức ăn của chuột cống trắng làm giảm sự tạo khí: Tiêm tĩnh mạch tinh dầu và natri curcuminat làm tăng tiết mật ở chó; ngoài ra, còn kích thích cơ túi mật.
Uống bột nghệ với lượng 500 mg x 4 lần/ngày trong 7 ngày cho thấy hiệu quả giảm rối loạn tiêu hóa do acid hoặc đầy hơi, giúp làm nhanh lành vết loét và giảm đau bụng.

Curcumin có tác dụng chống viêm
Một nghiên cứu ngắn hạn (trong 2 tuần) trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, curcumin hoặc phenylbutazon cho thấy tác dụng cải thiện đối với sự cứng cơ vào buổi sáng, sưng cáckhớp cũng như tăngthời gian đi bộ.
Tác dụng kháng khuẩn
Curcumin cũng cho thấy có khả năng ức chế in vitro sự phát triển của trực khuẩn lao ở Cmin 25 ng/ml, và ức chế Salmonella paratyphi ở nồng độ 50 ng/ml, ức chế tụ cầu vàng ở nồng độ 50 ng/ml.
Tinh dầu Nghệ ức chế trực khuẩn lao ở nồng độ 1 ng/ml, Bacillus mycoides và nấm Candida albicans ở nồng độ 1/160 và Bacillus subtilis ở nồng độ 1/250.
Turmeron trong tinh dầu ức chế in vitro các vi khuẩn và nấm, theo thứ tự hoạt tính giảm dần như sau: Bacillus subtilis, Candida albicans, Mycobacterium tuberculosis, Shigella dysenteriae, Diplococcus pneumoniae, Proteus vulgaris, Bacillus mycoides, Klebsiella sp., Salmonella typhi, Escherichia coli. Curcumin có tác dụng ức chế protease của HIV-1 và HIV-2, do đó thể hiện hoạt tính kháng virus. Artusrmeron có trong tinh dầu và dịch chiết hexan của lá nghệ có khả năng diệt ấu trùng muỗi Aedes aegyptii.
Viên bào chế kết hợp nghệ và bạch truật giúp làm giảm khá nhanh các cơn đau, giảm độ acid tự do trong dịch vị cũng như giảmcác triệu chứng rối loạn tiêu hoá, nhưng hình ảnh chụp X quang của vết loét vẫn chưa có nhiều biến chuyển.
Viên bào chế từ Nghệ, mai mực, hương phụ, cà độc dược có tác dụng giảm loét dạ dày trong mô hình gây loét do thắt môn vị,giảm độ acid dịch vị, và còn thể hiện cả tác dụng an thần, làm hết đau thượng vị, hết ợ chua, ợ hơi, hết cơn đau về đêm.
Cho thỏ tăng cholesterol máu thực nghiệm sử dụng nước sắc Nghệ đã làm giảm lượng cholesterol và lipid toàn phần trong máu rõ rệt, tỷ lệ beta/alpha lipoprotein cũng giảm có ý nghĩa so với đối chứng.
Kem Nghệ thể hiện khả năng điều trị bỏng thực nghiệm khi sử dụng cho thỏ, nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kích thích tái tạo tổ chức và liền sẹo nhưng quá trình tăng sinh tế bào tại các tổ chức liên kết xuất hiện lại chậm nên thời gian lành vết bỏng kéo dài.
Nghệ khi dùng dạng phối hợp với một số dược liệu khác có tác dụng tăng cường tái tạo ở vết loét cổ tử cung, điều trị viêm đại tràng.
Tinh dầu Nghệ có tác dụng sát trùng yếu, đồng thời là thuốc kháng acid, liều nhỏ gây trung tiện, giúp dễ tiêu, kích thích ăn ngon; với liều cao có tác dụng chống co thắt, làm ức chế nhu động ruột.

Tác dụng lợi mật
Tinh dầu Nghệ có chứa p-tolylmethyl carbinol, nhờ đó mà có tác dụng lợi mật.
Cho chuột uống cao chiết dầu hoả của nghệ hàng ngày với liều 100 và 200 mg/kg trong 7 ngày, thấycó tác dụng ngừa thai với tỷ lê tương ứng 80% và 100%. Một chất tương tự curcumin chiết từ nghệ vàng đã biến đổi trong gan tạo thành chất có tác dụng tăng tiết mật.
Cao thân rễ nghệ có tác dụng chống tổn thương gan gây bởi carbon tetraclorid in vivo và in vitro. Cao nghệ có hiệu quả chống nấm tốt, đặc biệt là đối với các bệnh nấm da. Chuột dùng curcumin với liều 125 mg/kg làm tăng lưu lượng mật và liều 250 mg/kg làm tăng hàm lượng cholesterol và acid mật trong mật tiết ra. Curcumin cũng có tác dạng ức chế sự tan huyết gây bởi hydrogen peroxyd ở những nồng độ thấp.
Chuột cống trắng dùng curcumin thấy có tác dụng kích thích hoạt tính của men arylhydroxylase.
Chuột cái sau khi cắt bỏ hai buồng trứng được cho uống dịch chiết Nghệ rồi quan sát sự sừng hóa niêm mạc âm đạo cũng như khối lượng tử cung. Kết luận, Nghệ có tác dụng điều hoà chức năng sinh sản vì làm gia tăng sự sừng hoá âm đạo và tăng trọng lượng tử cung. Nghệ cũng gây tăng số lượng tế bào hồng cầu, chỉ số hematocrit và hemoglobin. Nghệ gây tăng bạch cầu với liều thấp, và giảm bạch cầu với liều cao.
Khảo sát độc tính cấp và mạn tính của cao cồn nghệ
Cho chuột nhắt trắng dùng các liều cấp tính 0,5 - 1,0 và 3 g/kg thể trọng hoặc liều mạn tính 100 mg/kg/ngày. Kết quả, trong không thấy có tỷ lệ chết có ý nghĩa so với đối chứng. Sau khi dùng cao Nghệ theo thời gian thử độc tính mạn, các chuột không tăng trọng lượng, số lượng hồng cầu và bạch cầu giảm. Khối lượng của cơ quan sinh dục, khả năng di chuyển và số lượng của tinh trùng tăng ở chuột nhắt đực uống cao Nghệ. Nghệ không gây đột biến và không gây ung thư trên chuột thử nghiệm.
Nghệ ức chế khả năng gây đột biến của các chất ngưng tụ từ khói thuốc lá và dịch chiết thuốc lá.
Liều dùng & cách dùng
Ngày dùng 2 – 6 g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm
Bài thuốc chữa trúng phong bại liệt một bên
Nghệ, Rau sam, Bìm bìm, lá cây Dậu gió, Xương bồ, Huyết giác, Hồi hương, Đinh hương đồng lượng mỗi vị 12 g; Quế chi 20 g. Tất cả đem tán nhỏ, trộn với rượu và nước tiểu rồi dùng tay bóp đều.
Bài thuốc chữa chứng tích thành cục trong bụng hoặc do đờm tích hay huyết tụ gây đau
Nghệ, củ gấu đồng lượng, thêm ít cam thảo rồi đem tán bột làm viên.
Dùng 3 lát gừng, 3 lá tía tô, 2 g muối, sắc nước uống làm thang. Có thể uống thuốc với rượu vào lúc đói càng tốt.
Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu
Nghệ (40 g) tán nhỏ, 1 nắm hành trắng, Đem sắc uống, chia 3 lần/ngày.
Bài thuốc chữa ra nhiều mồ hôi
Nghệ vàng, củ Sữa bò, Ngũ bội tử, tất cả đem tán nhỏ, trộn với ít nước, rồi quấn vào rốn.
Bài thuốc chữa uất mà sinh điên cuồng, kinh giản ở phụ nữ
Nghệ 280 g, phèn chua 120 g, tất cả đem tán nhỏ rồi viên với hồ, uống 12 g/lần với nước sôi.
Bài thuốc chữa lở ngứa, ghẻ
Nghệ, hạt Máu chó, hạt Củ đậu, tất cả đồng lượng trộn thêm ít diêm sinh rồi tán nhỏ, trộn tiếp với mỡ heo hay dầu mè rồi bôi ngoài da.
Bài thuốc chữa trĩ bị lở gây sưng đau
Nghệ và phèn xanh đem tán nhỏ, trộn với mật và mỡ heo rồi bôi.
Bài thuốc chữa trĩ dẫn đến viêm cơ, hoại tử và của viêm tắc động mạch (cao gia truyền)
Nghệ tươi 1000 g thái mỏng, lá phù dung tươi 100 g cho vào 1 lít dầu thực vật (mè, đậu phộng) đun sôi 1 giờ. Khi Nghệ khô thành màu nâu thì vớt ra, cho các vị Thiên niên kiện 30 g, Cốt toái bổ 30 g, mai Ba ba 30 g, Hồng đơn 20 g, Rết 20 g, Long não 10 g, Sáp ong 50 g, than tóc rối 20 g, đã giã nhỏ vào, đun thêm 1 giờ, vớt thuốc ra lọc, đun thêm 1 giờ nữa. Để nồi nguội đến 60oC thì thêm Long não, sáp ong, khuấy đều.
Bôi cao nghệ vào các búi trĩ và các chỗ hoại tử do viêm tắc động mạch rồi băng vô trùng.
Bài thuốc chữa sai khớp xương, bong gân
Củ nghệ, vỏ sò, vỏ Núc nác, Gừng sống, Quế, Hồi hương, Đinh hương, lá Canh châu, lá Đau xương, lá Thầu dầu tía, lá Náng, lá Kim cang, lá Mua, mủ Xương rồng bà, lá Thầu dầu tía, lá Náng, lá Kim cang, lá Mua, Huyết giác, hạt Chấp, hạt Máu chó, lá Bưởi bung, lá Tầm gửi cây khế (nếu có bị sưng cơ thì không dùng lá Đau xương nhưng thêm giấm), tất cả đem giã nát, sao lên rồi chườm nóng.
Bài thuốc chữa huyết ứ, gây đau vùng tim
Đem Nghệ đốt tồn tính rồi tán bột, mỗi lần lấy 4 g hòa với giấm thanh đun sôi hay nước tiểu trẻ em làm thang.
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng dạ dày, ợ hơi, ợ chua
Nghệ 10 g, Trần bì 12 g, Khổ sâm 12 g, Hương phụ 10 g, Bồ công anh 10 g, Ngải cứu 8 g, tất cả đem tán bột, ngày uống 10 – 20 g, chia 2 lần.
Nghệ 12 g, Đậu đen sao 20 g, Sâm bố chính 12 g, Hoài sơn 12 g, Thổ phục linh 10 g, Trần bì 10 g, mật ong hoặc đường 10 g, tất cả đem tán mịn hoàn thành viên, ngày uống 10 – 20 g.
Nghệ, mộc hương nam, mật ong, lá khôi, tất cả đem tán bột, làm thành viên nén uống.

Bài thuốc chữa viêm gan, suy gan, vàng da
Nghệ 5 g, Bồ bồ 10 g, Chi tử 5 g, râu Bắp 5 g, bào chế thành sirô hoặc cốm để uống.
Nghệ 6 – 12 g, Nga truật, Hương phụ, Quất (quả non), đem tán bột, trộn với mật ong làm viên uống.
Nghệ 2 g, Dành dành 2 g, Hậu phác nam 2 g, tất cả đem tán mịn kết hợp với cao nước của Nhọ nồi 2 g, Rau má 4 g, Hoàng bá nam 3g, Nhân trần hoặc Bồ bồ 3 g, Sài hồ nam 2 g. Làm thành viên hoàn, ngày uống 5 g x 2 lần/ngày.
Bài thuốc phòng và chữa bệnh sau khi đẻ
Nướng Nghệ rồi ăn hoặc uống với rượu.
Hoặc Nghệ tán bột uống với dấm.
Bài thuốc chữa chảy máu cam
Chiêu 4 – 6 g Nghệ với nước rồi uống.
Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu hay đái buốt
Sắc Nghệ và hành rồi uống.
Bài thuốc điên cuồng, tức bực lo sợ
Nghệ 250 g, phèn chua 100 g, tán nhỏ rồi viên với hồ thành hạt ngô, uống mỗi lần 50 viên (có thể uống môi lần 4 – 8 g, ngày 2 lần).
Bài thuốc chữa lên cơn suyễn khó thở
Nghệ tươi 100 g, giã nát, hoà với đổng tiện, vắt lấy nước cốt uống.
Kem chữa bỏng từ Nghệ
Cao nghệ 5 ml (chiết bằng cồn 90%), vaselin 43 g, dầu lạc 20 ml, Na borat 4 g, lanolin 1 g, nước cất 30 ml, trộn đều.
Cao dán nhọt
Nghệ 60 g, củ ráy 80 g, dầu vừng 80 g, nhựa thông 40 g, sáp ong 40 g. Củ ráy gọt vỏ, giã cùng với Nghệ rồi nấu nhừ với nhựa thông, dầu mè và sáp ong. Lọc để nguội, phết lên giấy dán vào mụn nhọt.
Bài thuốc chữa sỏi mật (Đàm đạo bài thạch thang)
Nghệ 12 g, Kim tiền thảo 40 g; Mộc hương, Nhân trần, Chỉ xác, Đại hoàng, đồng lượng mỗi vị 12 g, sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc chữa viêm gan virus cấp tính
Nghệ 12 g; Nhân trần, Bồ công anh, rễ Cỏ tranh, đồng lượng mỗi vị 40 g; Chi tử 16 g, Đại hoàng sao 12 g, Hoàng liên 8 g, tất cả đem sắc uống, 1 thang/ngày.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Nghệ 8 g; Ích mẫu 16 g, Kê huyết đằng 16 g, Sinh địa 12 g; Xuyên khung 8 g, đào nhân 8 g, sắc uống.
Bài thuốc chữa đau bụng kinh
Nghệ 12 g, Ích mẫu 20 g; Sinh địa 16 g, Huyền sâm 16 g, Địa cốt bì 12 g; Đào nhân 8 g, Hương phụ 8 g, Thanh bì 8 g. Sắc uống trong ngày.
Nghệ 8 g, Ích mẫu 16 g; Đào nhân, Xuyên khung, Ngưu tất, Hương phụ, đồng lượng mỗi vị 8 g, sắc uống trong ngày.

[/tintuc]

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Theo nhu cầu[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Củ Tỏi tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...
Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
Tỏi có thể sử dụng thành gia vị trong nước chấm pha chế gồm mắm, tỏi, ớt, tương, đường...Hoặc tỏi được trộn đều với các món rau xào (nhất là rau muống xào...) khiến món ăn dậy mùi thơm. Tỏi cũng được làm nước muối tỏi và ớt. Trong nấu ăn một số món có kèm theo tỏi phi.
Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi dùng trong nấu nướng, cần cất tỏi ở chỗ khô ráo thì sẽ không mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi.

Dưới đây là 6 bài thuốc chữa bệnh từ củ tỏi:
1) Phòng, chống cảm mạo: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước sôi nguội tỉ lệ 1/10. Phòng cảm, trước khi đi ngủ nhỏ vài giọt vào cả 2 mũi; khi bị cảm, nhỏ mũi ngày 3 - 4 lần mỗi lần vài giọt. Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500ml; tỏi và gừng rửa sạch, xắt nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn. Tỏi 25g, hành củ 50g; hai thứ rửa sạch, xắt nhỏ, sắc kỹ với 250ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.
2) Lỵ amíp và lỵ trực trùng: giã nát tỏi cho vào nước nấu sôi đã để nguội với tỉ lệ 5% và 10%, ngâm trong vòng 2 giờ rồi đem lọc qua gạc, thụt vào hậu môn.Trong 2 ngày đầu với dung dịch 5%, sau đó dùng dung dịch 10% mỗi ngày thụt 1 lần, kết hợp uống 6g tỏi mỗi ngày chia 3 lần, đợt điều trị kéo dài 5 - 7 ngày. Nếu hậu môn bị rát sau thụt thì ngâm vào nước ấm.
3) Tăng huyết áp: Ngâm tỏi với rượu 600 (1 phần tỏi, 5 phần rượu), ngày uống 20 - 50 giọt chia 2 - 3 lần. Nếu dùng quá liều huyết áp sẽ tăng; đợt dùng 10 - 15 ngày, nghỉ 3 - 5 ngày dùng đợt khác.
4) Đái đường: Tỏi 100g bỏ vỏ, ngâm vào 1/2 lít rượu nếp 450; sau 1 tuần lễ uống trước bữa ăn sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ; mỗi lần một muỗng cà phê; đợt dùng 10 - 15 ngày, nghỉ 3 - 5 ngày dùng đợt khác.
5) Viêm ruột, ăn uống không tiêu, đầy bụng, đại tiện không thông: giã tỏi rịt vào rốn, cách ly bằng lá lốt hoặc lá trầu hơ héo; đồng thời lấy tỏi giã dập, bọc băng lại, nhét vào hậu môn.
6) Giun đũa, giun kim: Giã nát tỏi đủ dùng, trước khi đi ngủ xát vào hậu môn; hoặc sắc 25g tỏi với 1 lít nước, nấu sôi 10 phút, ngày uống 30ml. Có thể thường xuyên ăn tỏi sống hoặc dùng nước tỏi 5-10% thụt hậu môn.

Các lưu ý khi sử dụng tỏi để chữa bệnh:
Ăn tỏi thường hôi miệng. Vài búp chè hoặc 1 lát đương quy cho vào miệng nhai, uống vài hớp nước trà là cách khử mùi.
Tỏi có tác dụng phòng ngừa và chữa được nhiều bệnh tật hiệu quả cao; tuy nhiên, nếu nấu chín tỏi sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng chữa bệnh, tỏi cần đập giập, giã nát trước khi sử dụng để giải phóng các chất trong tỏi.
Người ta thường đặt cho tỏi những biệt hiệu như: “thần dược”, “thuốc chữa bách bệnh”… nhưng nó (cũng như các loại làm thuốc khác) không phải là thuốc vạn năng. Những người viêm dạ dày tá tràng, viêm gan, viêm thận dùng phải thận trọng. Không nên ăn nhiều tỏi lúc đói bụng.
Người âm hư nội nhiệt; thai sản; các chứng bệnh về mắt, lưỡi, mũi, miệng không nên dùng tỏi. Tuy nhiên, để chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng có thể giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu mè hoặc mật ong tỉ lệ 1:1; rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào mũi.
Đông y cho rằng ăn tỏi lâu ngày dẫn tới tổn thương gan, hại mắt; ăn tỏi trường kỳ đến 50 tuổi con ngươi sẽ bị đục, thị lực giảm, tai ù, đầu nặng, chân nhẹ.
Rất nhiều chuyên gia y tế cảnh báo rằng hàm lượng sulfua cao trong tỏi có thể gây viêm đại tràng và viêm da, thông qua việc tiêu hủy các chủng vi khuẩn bình thường của ruột. Điểm mấu chốt của dị ứng và các tác dụng không mong muốn của tỏi nằm trong số lượng tỏi được dùng.

[/tintuc]

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Theo nhu cầu[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Tỏi tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

1. Thành phần công hiệu của tỏi
Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...
Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
2. Ăn tỏi sống hàng ngày có tác dụng gì?
Tỏi có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi ăn sống.
2.1. Phòng và điều trị cảm cúm
Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

2.2. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%. Tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang,...
2.3. Cải thiện chức năng xương khớp
Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,... có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đồng thời, chúng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.
Với phụ nữ, việc ăn tỏi sống giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.

2.4. Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.
Tỏi còn có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ hoạt chất ajoene. Theo các nhà khoa học, khoảng 600 – 1500mg chiết xuất từ tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp trong 24 tuần. Bên cạnh đó, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ áp.
2.5. Cường dương
Các nhà khoa học đã phát hiện ra việc ăn tỏi sống mang lại nhiều lợi ích đối với nam giới. Cụ thể:
Tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương. Theo các nhà khoa học, sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi giúp sản sinh ra loại men này.
Ăn 1 – 2 nhánh tỏi/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch.
Chất Creatinine và Allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp, giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực cho nam giới.
2.6. Một số tác dụng khác của việc ăn tỏi sống
Mang lại thai kỳ an toàn: tỏi có tác dụng tăng trọng đối với thai nhi có rủi ro thiếu cân. Bên cạnh đó, tỏi cũng giúp giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kỳ như tiền sản giật (có sự liên hệ với chứng cao huyết áp).
Lọc độc tố trong máu: chất allicin trong tỏi giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu khỏe mạnh. Ngoài ra, allicin còn giúp loại bỏ nicotine, thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp hữu hiệu.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: chất dinh dưỡng có trong tỏi giúp bảo vệ tế bào não chống lại quá trình lão hóa, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vì thế, ăn tỏi sống mỗi ngày giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Làm đẹp da: hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và cản trở hoạt động của gốc tự do, giúp phòng ngừa mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác.

3. Hướng dẫn ăn tỏi sống đúng cách
Ăn tỏi sống đúng cách hằng ngày có lợi cho sức khỏe
Nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Vì vậy, nếu muốn thu được hiệu quả bảo vệ thì người dùng nên ăn tỏi băm nhuyễn.
Có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi.
Sau khi ăn tỏi có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.
Không nên ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày - ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc mắt.
Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.
Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.
Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

[/tintuc]


[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Theo nhu cầu[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Sả tươi/khô (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Chi Sả (danh pháp khoa học: Cymbopogon) là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thông thường là sả.

1. Thành phần dinh dưỡng của củ sả
Củ sả được dùng rất phổ biến làm gia vị chế biến thức ăn. Ngoài làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, sả cũng có nhiều thành phần có giá trị và ích lợi đối với sức khỏe con người. Trong củ sả có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và phong phú. Trong đó phải kể đến hàm lượng khoáng chất đa dạng (sắt, magiê, kali, kẽm), cùng hàm lượng folate rất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong sả còn có hàm lượng mangan cao, đây là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể với tác dụng hàng đầu là phòng ngừa bệnh loãng xương, thiếu máu và một số bệnh lý khác.
2. Những lợi ích tuyệt vời của sả đối với sức khỏe
Không phải ngẫu nhiên, sả được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Sả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể đến:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Sả có vị cay tê nhưng không nóng, khi kết hợp với các món ăn rất kích thích vị giác. Đây cũng là chất giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tốt cho khả năng tiêu hóa trong cơ thể, chống đầy hơi, ngăn ngừa sự hình thành của đờm nhớt, chống hôi miệng hiệu quả. Tinh dầu từ sả giúp hỗ trợ ăn uống kém, các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm chứng đau dạ dày, tiêu chảy,…
Phòng chống ung thư
Trong sả có hợp chất citral được biết đến là hợp chất quan trọng có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, trong cây sả còn có chứa beta-carotene-1 cũng là một loại chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chính vì thế, sả là loại gia vị được khuyến khích nên sử dụng thường xuyên hoặc uống trà có thêm sả để bảo vệ sức khỏe.

Chữa rối loạn kinh nguyệt
Tinh dầu sả được dùng rất nhiều với công dụng làm giảm chứng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả được áp dụng phổ biến trong đông y.
Thanh lọc cơ thể
Các thành phần trong cây sả có thể giúp loại bỏ axit uric và các chất độc hại trong cơ thể. Nhờ vậy, đây được coi là bài thuốc giải độc gan hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu.
Giúp hạ huyết áp
Tinh chất trong sả có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, hạ huyết áp. Những người cao huyết áp được khuyến khích uống nước sả để hạ huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu.
Tác dụng kháng viêm
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tinh chất từ cây sả có khả năng chống oxy hóa rất tốt, kháng viêm mạnh mẽ, làm giảm căng thẳng. Đây là bài thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm, nhất là bệnh về đường ruột rất hiệu quả.
Chữa bệnh đường hô hấp
Từ lâu, cây sả đã được coi là bài thuốc hữu hiệu dùng để phòng và chữa các bệnh đường hô hấp khi chuyển mùa. Cây sả tươi hoặc tinh dầu sả được dùng để xông phòng, xông mũi họng, giúp giảm ho, giải cảm, tiêu đờm.
Tốt cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc. Các chất trong cây sả còn có tác dụng đáng kể trong hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ thần kinh như: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, động kinh, run chân tay, căng thẳng,…
Chữa bệnh về da
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất trong cây sả có khả năng đáp ứng tốt với việc điều trị các bệnh nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ngoài da. Trong dân gian, cây sả tươi cũng được dùng để đun nước tắm, sát khuẩn da hoặc dùng tinh dầu sả để chữa nấm da hiệu quả.

3. Những lợi ích của cây sả trong đời sống thường ngày
Không chỉ có chứa nhiều thành phần hữu hiệu có tác dụng điều trị bệnh, cây sả còn được dùng rất phổ biến trong đời sống với nhiều lợi ích như:
Xua đuổi côn trùng, đuổi muỗi hiệu quả.
Sả có tác dụng làm đẹp da. Tinh dầu sả được dùng để chữa mụn trứng cá, làm săn chắc da, hoặc xông hơi để cải thiện làn da.
Sả cũng được dùng trong thực đơn giảm cân nhờ khả năng đốt cháy mỡ thừa, tăng cường khả năng trao đổi chất và tiêu hóa.
Tinh dầu xả khi dùng để xông còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, giảm đau đầu, đau cơ, giúp cơ thể được thư giãn.
Tinh dầu sả có mùi hương thơm nồng rất được yêu thích dùng để xông nhà ở, phòng ngủ, tạo mùi thơm dễ chịu cho căn nhà và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tạo cảm giác thư giãn khi nghỉ ngơi.

4. Những lưu ý cần biết khi sử dụng cây sả và tinh dầu sả
Mặc dù cây sả có rất nhiều tác dụng và lợi ích đối với sức khỏe nhưng việc sử dụng sả cũng cần phải đúng cách. Theo đó, việc sử dụng sả và các sản phẩm chiết xuất từ sả phải lưu ý những vấn đề sau đây:
Không dùng sả làm thực phẩm chế biến thức ăn cho bà bầu bởi sả có thể kích thích tử cung, gây nguy cơ sảy thai.
Không hít hà tinh dầu xả một cách trực tiếp. Chiết xuất từ sả rất đậm đặc có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.
Không uống tinh dầu xả bởi có thể gây ngộ độc.

[/tintuc]

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Theo nhu cầu[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Ớt tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt) phổ biển trên thế giới. Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc.
Công dụng của ớt

Trước khi sử dụng những thông tin này, độc giả cần liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím…tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C gấp 5-10 hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà rốt. Chất cay trong quả ớt gọi là Capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học. Ngâm rượu xức ngoài da trị nhức mỏi, sưng trặc gân. Ớt bột trị được chứng say sóng. Ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng. Các bệnh đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng được điều trị bằng ớt. Lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da. Rễ ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét. Người Triều Tiên hay dùng ớt cho việc muối kimchi hay làm tteokbokki.
Các rủi ro đối với sức khỏe khi dùng ớt
Ăn nhiều ớt có liên quan đến ung thư dạ dày.
Bột ớt đôi khi bị pha trộn với Sudan I, II, III, IV, para-Red, và các chất nhuộm gây ung thư khác.
Aflatoxin và các hợp chất N-nitroso, các chất gây ung thư có trong bột ớt.
Ăn thường xuyên các sản phẩm từ ớt có thế gây ra gastroesophageal reflux (GER).
Ớt có thể làm tăng số lượng đi tiêu hàng ngày và thấp hơn ngưỡng đau cho những người bịirritable bowel syndrome.
Ớt không bao giờ nên được nuốt toàn bộ; có những trường hợp không nhai kỹ ớt đã gây tắc nghẽn ruột và thủng ruột(nhưng rất hiếm khi xảy ra).
Mức tiêu thụ của ớt đỏ sau khi anal fissure phẫu thuật nên bị cấm để tránh những triệu chứng sau phẫu thuật.

1. Ăn ớt cay chứa nhiều chất capsaicin giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và tuyến tiền liệt
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho hay ớt có chứa nhiều C9H14O2 dồi dào. Đây là chất được gọi là capsaicin có tác dụng tốt với bệnh như ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.
Một điểm đáng chú ý hơn là ớt được sử dụng làm gia vị từ rất lâu. Khoảng 7500 năm trước công nguyên, ớt đã xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình. Theo nhận định khoa học thì ăn ớt cay trái càng mọng càng có khả năng chống bệnh tốt hơn.
Theo ghi chép của đông y, vị cay nồng và nóng của ớt có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là capsaicin một chất chủ yếu tạo ra vị cay giúp não sản sinh ra hormone endorphin. Chất này ngoài giảm đau hiệu quả còn giúp điều trị các nguy cơ mắc bệnh ung thư.
2. Ăn ớt cay tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu tại Úc, ăn ớt cay thường xuyên sẽ giúp cơ thể kiểm soát insulin trong máu. Đây là tác dụng có ích đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo phân tích thống kê, người ăn ớt đã giảm đến 60% lượng đường huyết so với nhóm bệnh nhân không có thói quen ăn ớt cay. Do vậy đây là một gia vị không nên bỏ đối với người đang bị bệnh tiểu đường.
3. Ăn ớt có hiệu quả giảm đau
Capsaicin không chỉ là chất chống ung thư mà còn mang lại công dụng giảm đau giống như nguyên lý hoạt động của thuốc tê. Do đó, khi ăn ớt cay cảm giác đau sẽ không truyền được xung nhịp lên hệ thần kinh. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ giảm xuất hiện đau nhức khó chịu.
Đó có thể là lý do khiến thành phần của ớt được nghiên cứu chiết xuất nhiều hơn. Với sự phát triển của y học hiện đại, ớt cay được chiết xuất lọc lấy capsaicin làm thuốc tê dùng cho phẫu thuật bao gồm mổ đẻ hay các phẫu thuật mổ khác...
Ngoài ra nhờ tính năng giảm đau tự nhiên, tinh chất capsaicin còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Tinh chất này được nghiên cứu bổ sung cho một số loại kem bôi ngoài da. Cụ thể là dùng tinh chất để bôi giúp giảm đau nhức xương khớp và vùng thắt lưng.

4. Ăn ớt cũng có thể nâng cao hệ miễn dịch cho sức khỏe
Có một số nghiên cứu đã phân tích về tính cay nóng của ớt cho thấy ớt có khả năng sát trùng khá cao. Hơn nữa những thực phẩm được thêm ớt sẽ lâu hỏng và hạn chế mức độ xâm nhập của vi khuẩn. Do vậy ớt được đưa vào nghiên cứu để khai thác triệt để công dụng nâng cao sức khỏe miễn dịch cho con người. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả trong thí nghiệm nhưng khi có đánh giá cụ thể sẽ được công bố và đưa vào ứng dụng nhiều hơn.
5. Ăn ớt giúp cân nặng được kiểm soát
Giảm cân là nhu cầu nâng cao sức khỏe của phái đẹp. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, nhờ tính cay nồng mà khi ăn ớt nhiệt lượng trong cơ thể sẽ bị thiêu đốt. Sự thiêu đốt đó sẽ khiến nhu cầu dùng nước tăng lên. Có lẽ vậy mà calo thừa được thúc đẩy chuyển hóa mạnh mẽ.
Khi ăn ớt kết hợp uống nước để giảm độ cay, cơ thể ngoài thiêu đốt calo còn tăng cảm giác no khiến cảm giác thèm ăn mất đi. Hơn nữa ớt cũng giúp khẩu vị cải thiện khiến thức ăn được chuyển hóa và cơ thể hấp thụ tốt hơn. Nhờ vậy mà ăn ớt cay sẽ làm tăng chức năng hoạt động của não bộ khiến cho hệ thần kinh phát tín hiệu đến thận. Khi thận được thông báo sẽ tiết dịch hỗ trợ vận động của cơ thể. Do vậy chất béo nhanh chóng bị dịch thận tiết ra thiêu đốt. Vì vậy mà các nghiên cứu đã hướng ớt đến ứng dụng giảm cân cho đối tượng có nhiều mỡ thừa và nguy cơ béo phì.

Đối tượng không nên sử dụng ớt trong các món ăn
Ớt có thể mang lại nhiều công dụng diệu kỳ và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn ớt thường xuyên không được khuyến khích vì chúng rất cay và nóng.
Có nhiều người luôn thắc mắc ăn ớt nhiều có tốt không? Điều này còn phụ thuộc lớn vào cơ thể người sử dụng. Có một số đối tượng được chỉ định không nên ăn ớt để đảm bảo duy trì sức khỏe của cơ thể.
Những bệnh nhân mắc một số bệnh như bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản hoặc huyết áp cao đều không nên ăn ớt. Tuy rằng ớt có thể phòng ngừa ung thư dạ dày nhưng với đối tượng đã mắc chứng viêm loét dạ dày lại không nên ăn.
Vị cay của ớt có khả năng kháng khuẩn mạnh nhưng đồng thời cũng sẽ khiến các vết thương bị phỏng nặng khi tiếp xúc. Có thể thấy rằng khi sơ chế ớt không cẩn thận sẽ làm bạn bị phỏng da. Do đó nếu có viêm loét dạ dày hoặc vùng họng đặc biệt không nên ăn ớt.
Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn ớt cay
Thai phụ đặc biệt không nên sử dụng ớt trong thực đơn. Tuy rằng một số vùng miền có phong tục dùng ớt là gia vị chính trong món ăn nhưng điều này là nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tính nóng cay nồng của ớt sẽ khiến người mẹ bốc hỏa ảnh hưởng tới sức khỏe và hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi khi cơ thể mẹ không được điều hòa. Thêm vào đó, khi mẹ ăn cay đi vào sữa, trẻ bú cũng sẽ khiến em bé bị bốc hỏa khó ngủ và thường xuyên quấy khóc.

[/tintuc]

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Tươi/khô/bột[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Củ gừng tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Gừng (danh pháp hai phần: Zingiber officinale) là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Nó được William Roscoe đặt danh pháp chính thức năm 1807, mặc dù nó đã được các tác giả khác đặt cho một loạt các danh pháp khác từ trước đó, chẳng hạn như từ trước năm 1753 khi Carl Linnaeus đưa phân loại học thành một khoa học - như Zingiber majus công bố năm 1747 của Georg Eberhard Rumphius (1627-1702), hay Amomum zingiber của chính Carl Linnaeus năm 1753,

Thành phần hóa học
Các chất chính tạo độ cay của gừng là các hợp chất phenol không bay hơi như gingerol, gingeridion và shogaol.
Tinh dầu (1% đến 3%), bao gồm zingiberen, sesquiphellandren và beta-bisabolen. Chất cay 1% đến 2,5% là các gingerol và shogaol, phần lớn trong số đó là 6-gingerol.
Các thành phần beta-sesquiphellandren và (-) - zingiberen cao nhất trong gừng tươi, bị phân hủy khi sấy và lưu trữ. Điều này lý giải vì sao y học cổ truyền Trung Quốc ưu tiên dùng thân rễ tươi trong điều trị cảm lạnh thông thường. Các gingerol dần dần phân hủy thành shogaol.
Cải thiện tiêu hóa
Gừng là một trong những loại gia vị có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa. Đặc tính kích thích tiêu hóa của gừng giúp tăng cường hoạt động của enzyme và acid tiêu hóa trong dạ dày, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, gừng cũng có khả năng làm dịu các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi và ợ hơi, giúp giảm khó chịu và cải thiện sự thoải mái sau khi ăn uống. Nhờ vào các chất chống viêm tự nhiên, gừng có tác dụng làm dịu các vùng bị viêm trong đường tiêu hóa, giúp giảm đau và khó chịu. Điều này làm cho gừng trở thành một lựa chọn tự nhiên hữu ích trong việc hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt là trong việc điều trị một số bệnh như viêm loét dạ dày, đau dạ dày và các vấn đề liên quan đến ruột.

8 lợi ích bất ngờ khi ngậm một lát gừng tươi mỗi sáng
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn gừng
Giảm triệu chứng cảm lạnh
Khi giao mùa, bạn có thể ngậm một lát gừng tươi hoặc pha nước gừng vào buổi sáng để ngăn ngừa cảm lạnh. Gừng chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa như gingerol, shogaol và zingerone, không chỉ giúp kích thích hệ miễn dịch mà còn có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus gây cảm lạnh. Ngoài ra, mùi thơm tự nhiên của gừng cũng có tác dụng làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng, làm tăng sức đề kháng tổng thể.
Giúp tỉnh táo nhanh chóng
Uống gừng vào buổi sáng có thể giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo và sảng khoái hơn. Gừng chứa các chất kích thích như gingerol và shogaol, có khả năng kích thích hệ thần kinh và tăng cường sự hoạt động của não bộ. Nhờ vào tính năng này, việc tiêu thụ gừng vào buổi sáng có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, tăng cường sự tập trung và khả năng làm việc. Đặc biệt vào những ngày mà bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chưa thực sự tỉnh táo sau khi thức dậy, ăn gừng có thể là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để bắt đầu ngày mới một cách sảng khoái và năng động.
Ăn một miếng gừng có thể giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo, sảng khoái tinh thần
Tăng cường trao đổi chất
Gừng có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp tăng cường chu kỳ trao đổi chất và ổn định quá trình tiêu hóa.
Khi sử dụng gừng, cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn, từ đó cải thiện quá trình trao đổi chất chung của cơ thể. Điều này giúp cơ thể tiêu hao calo một cách hiệu quả hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân. Ngoài ra, gừng cũng có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn và giúp duy trì mức độ đường huyết ổn định, điều này đồng thời cũng hỗ trợ trong việc tăng cường trao đổi chất và duy trì cân nặng lý tưởng.

Giúp khử mùi hôi miệng
Ăn một lát gừng vào buổi sáng có thể giúp khử mùi hôi miệng một cách hiệu quả. Trong củ gừng, chứa thành phần tinh dầu với nhiều hợp chất, trong đó chất 6-gingerol có khả năng tăng nồng độ enzyme sulfhydryl oxidase trong nước bọt lên tới 16 lần trong vài giây. Enzyme này giúp phá vỡ hợp chất chứa lưu huỳnh, nguyên nhân gây mùi hôi trong khoang miệng.
Ăn một lát gừng giúp khử mùi "hơi thở buổi sáng"
Giảm nhức đầu
Nhờ vào các tính chất kháng viêm, giảm đau và làm dịu mà gừng mang lại hiệu quả trong việc giảm đau nhức đầu. Nhai gừng tươi vào buổi sáng là một cách giúp giảm nhức đầu mà bạn có thể áp dụng. Chỉ cần nhai 1 - 2 lát gừng tươi, bạn có thể cải thiện tình trạng nhức đầu.
Bảo vệ gan
Gan là cơ quan quan trọng trong quá trình loại bỏ độc tố và chất thải từ cơ thể. Gừng có khả năng kích thích quá trình tiêu hóa và giải độc, từ đó hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn trong việc loại bỏ các chất độc hại.
Ăn một miếng gừng sau khi thức dậy vào buổi sáng cũng có tác dụng bảo vệ gan
Giảm rủi ro ung thư
Gừng chứa nhiều hợp chất sinh học như gingerol, shogaol và paradol, các chất này đã được nghiên cứu và cho thấy có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Cụ thể, các nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu dẫn truyền cho thấy rằng các hợp chất trong gừng có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, thúc đẩy tử vong tế bào ung thư (apoptosis) và ngăn chặn sự lan truyền của các tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, gừng cũng có tính chất chống viêm mạnh mẽ và viêm nhiễm mạn tính là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến sự phát triển của ung thư. Bằng cách giảm viêm, gừng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của gừng vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu sơ khai và cần thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng để xác nhận những lợi ích này trên con người.
Như vậy, có thể thấy việc ngậm một lát gừng tươi mỗi sáng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Từ khả năng giảm đau nhức đến hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện tuần hoàn máu, gừng không chỉ là một vị gia vị thường dùng mà còn là một nguồn dược liệu quý giá. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của gừng, nên kết hợp sử dụng với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh.

[/tintuc]

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Tươi/khô/bột[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Ngò gai tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Đặc điểm chung và phân bố của lá mùi tàu
Lá mùi tàu là một loại rau phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm được những đặc điểm của nó.
Đặc điểm chung
Lá mùi tàu còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như ngò gai, mùi gai, ngò tây.
Rau ngò gai thuộc loại cây có tuổi thọ, mọc đứng.
Có độ cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm.
Lá rau có hình mác và thuôn dài. Dọc 2 bên mép lá có nhiều gai.
Hoa của lá mùi tàu có màu trắng lục.
Quả có hình dạng gần giống hình cầu, hơi dẹt và có chứa nhiều hạt bên trong để làm giống. Thông thường, khi già quả của cây sẽ tự rụng và phát tán mọc hoang.
Toàn thân của lá mùi tàu có mùi thơm của tinh dầu.
Rau ngò gai có tính ấm, mùi thơi, vị hơi đắng.
Mùi tàu hay mùi gai, ngò gai, rau răng cưa, tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán. Cây này có nguồn gốc ở châu Mỹ.

Ngò gai là cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa quả mọc ở cành. Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị. Lá hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ. Hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán.
Lá ngò gai có mùi thơm dễ chịu. Trong bát phở có lá ngò tươi giúp ăn ngon miệng. Trong nồi canh chua nấu cá có lá ngò làm mất mùi tanh. Người có bệnh đái tháo đường được cho là nên ăn lá ngò trong bữa ăn vì lá ngò gai có tác dụng làm giảm đường huyết.
Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, rau mùi tàu có một số tác dụng như: Tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ chữa đầy hơi và giảm khó tiêu; Hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu như mụn nhọt, mẩn ngứa hay nám; Kích thích sự bài tiết của thận, đồng thời hạ cholesterol trong máu; Điều trị ho có đờm, cảm mạo, cúm và sốt nhẹ; Hỗ trợ làm giảm cảm giác nóng rát cũng như sưng đau ở mắt; Hỗ trợ tốt việc trao đổi chất trong cơ thể.

Sau đây là 4 bài thuốc chữa bệnh rất dễ làm từ rau mùi tàu
Chữa hôi miệng
Chuẩn bị: Khoảng 30g rau mùi tàu tươi
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rau mùi tàu rồi đem đun sôi với khoảng 200ml nước. Bạn có thể thêm vài hạt muối rồi dùng nước này để súc miệng. Nên áp dụng uống nước rau mùi tàu thường xuyên 3 lần/ngày và đều đặn trong khoảng 1 tuần liên tục nhất định sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.
Hỗ trợ điều trị đầy hơi, khó chịu, tức bụng do ăn nhiều chất đạm
Chuẩn bị: 50g mùi tàu và 3 lát gừng tươi đập dập.
Thực hiện: Mùi tàu và gừng tươi đem rửa sạch rồi cho vào ấm thuốc sắc chung với khoảng 500ml nước. Tiếp tục sắc thuốc đến khi còn khoảng 200ml thì chắt ra chia làm đôi và uống 2 lần/ngày khi còn ấm nóng.
Sau đó, chia để dùng 2 lần cách nhau khoảng 4 tiếng là tốt nhất và đều đặn trong 3 ngày liên tục.

Chữa cảm cúm
Chuẩn bị: 40g rau mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần và 10g gừng tươi.
Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem rửa sạch và để ráo nước. Riêng gừng tươi cần đập giập và thái nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước và sắc chung với khoảng 400ml nước.
Sắc thuốc nhỏ lửa đến khi nước thuốc rút còn khoảng 100ml thì tắt bếp và chắt ra uống khi thuốc còn đang ấm. Bạn có thể dùng với tần suất là mỗi ngày 2 lần để nhận được kết quả tốt nhất.
Hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm ruột kết, bệnh gan
Chuẩn bị: 1 nắm rau mùi tàu ở dạng tươi.
Thực hiện: Đem rửa sạch rau mùi tàu đã chuẩn bị ở trên rồi giã và ép lấy phần nước. Mỗi ngày uống nước rau mùi tàu khoảng 3 - 5 lần và mỗi lần chỉ uống 1 - 2 muỗng. Bài thuốc này có thể giúp điều trị tình trạng ăn không tiêu, viêm ruột kết và bệnh viêm gan.
Các loại rau gia vị được sử dụng nhiều trong bữa ăn người Việt

Lưu ý khi sử dụng lá Ngò gai (mùi tàu)
Theo các chuyên gia về sức khỏe, mùi tàu là một vị thuốc tốt, nhưng để tránh trường hợp xảy ra những tác dụng không mong muốn khi sử dụng, cần lưu ý những điều sau:
Các phương thuốc từ rau mùi tàu chỉ hỗ trợ điều trị hoặc điều trị tình trạng bệnh ở diễn biến nhẹ. Nếu bệnh tình nghiêm trọng hoặc không tìm thấy hiệu quả ở các phương thuốc dân gian này, nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị một cách tốt nhất.
Người đau dạ dày hay có tiền sử bị đau dạ dày nên cẩn thận khi sử dụng lá mùi tàu tươi.
Người mắc các chứng bệnh lý như hen phế quản, viêm phổi, gan hay phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên hạn chế sử dụng rau mùi tàu.
Nếu thuộc tuýp người có cơ địa nhạy cảm, nên cẩn thận với tinh dầu của cây mùi tàu để tránh gặp tình trạng kích ứng trực tiếp trên da.
Không nên kết hợp rau mùi tàu với các loại thực phẩm giàu vitamin K, nội tạng động vật hay thịt lợn vì có thể gây chứng đầy bụng, khó tiêu...

[/tintuc]