Chuyên cung cấp Ngò gai (mùi tàu) tươi/khô/bột

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Tươi/khô/bột[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Ngò gai tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Đặc điểm chung và phân bố của lá mùi tàu
Lá mùi tàu là một loại rau phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm được những đặc điểm của nó.
Đặc điểm chung
Lá mùi tàu còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như ngò gai, mùi gai, ngò tây.
Rau ngò gai thuộc loại cây có tuổi thọ, mọc đứng.
Có độ cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm.
Lá rau có hình mác và thuôn dài. Dọc 2 bên mép lá có nhiều gai.
Hoa của lá mùi tàu có màu trắng lục.
Quả có hình dạng gần giống hình cầu, hơi dẹt và có chứa nhiều hạt bên trong để làm giống. Thông thường, khi già quả của cây sẽ tự rụng và phát tán mọc hoang.
Toàn thân của lá mùi tàu có mùi thơm của tinh dầu.
Rau ngò gai có tính ấm, mùi thơi, vị hơi đắng.
Mùi tàu hay mùi gai, ngò gai, rau răng cưa, tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán. Cây này có nguồn gốc ở châu Mỹ.

Ngò gai là cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa quả mọc ở cành. Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị. Lá hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ. Hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán.
Lá ngò gai có mùi thơm dễ chịu. Trong bát phở có lá ngò tươi giúp ăn ngon miệng. Trong nồi canh chua nấu cá có lá ngò làm mất mùi tanh. Người có bệnh đái tháo đường được cho là nên ăn lá ngò trong bữa ăn vì lá ngò gai có tác dụng làm giảm đường huyết.
Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, rau mùi tàu có một số tác dụng như: Tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ chữa đầy hơi và giảm khó tiêu; Hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu như mụn nhọt, mẩn ngứa hay nám; Kích thích sự bài tiết của thận, đồng thời hạ cholesterol trong máu; Điều trị ho có đờm, cảm mạo, cúm và sốt nhẹ; Hỗ trợ làm giảm cảm giác nóng rát cũng như sưng đau ở mắt; Hỗ trợ tốt việc trao đổi chất trong cơ thể.

Sau đây là 4 bài thuốc chữa bệnh rất dễ làm từ rau mùi tàu
Chữa hôi miệng
Chuẩn bị: Khoảng 30g rau mùi tàu tươi
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rau mùi tàu rồi đem đun sôi với khoảng 200ml nước. Bạn có thể thêm vài hạt muối rồi dùng nước này để súc miệng. Nên áp dụng uống nước rau mùi tàu thường xuyên 3 lần/ngày và đều đặn trong khoảng 1 tuần liên tục nhất định sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.
Hỗ trợ điều trị đầy hơi, khó chịu, tức bụng do ăn nhiều chất đạm
Chuẩn bị: 50g mùi tàu và 3 lát gừng tươi đập dập.
Thực hiện: Mùi tàu và gừng tươi đem rửa sạch rồi cho vào ấm thuốc sắc chung với khoảng 500ml nước. Tiếp tục sắc thuốc đến khi còn khoảng 200ml thì chắt ra chia làm đôi và uống 2 lần/ngày khi còn ấm nóng.
Sau đó, chia để dùng 2 lần cách nhau khoảng 4 tiếng là tốt nhất và đều đặn trong 3 ngày liên tục.

Chữa cảm cúm
Chuẩn bị: 40g rau mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần và 10g gừng tươi.
Thực hiện: Các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem rửa sạch và để ráo nước. Riêng gừng tươi cần đập giập và thái nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước và sắc chung với khoảng 400ml nước.
Sắc thuốc nhỏ lửa đến khi nước thuốc rút còn khoảng 100ml thì tắt bếp và chắt ra uống khi thuốc còn đang ấm. Bạn có thể dùng với tần suất là mỗi ngày 2 lần để nhận được kết quả tốt nhất.
Hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm ruột kết, bệnh gan
Chuẩn bị: 1 nắm rau mùi tàu ở dạng tươi.
Thực hiện: Đem rửa sạch rau mùi tàu đã chuẩn bị ở trên rồi giã và ép lấy phần nước. Mỗi ngày uống nước rau mùi tàu khoảng 3 - 5 lần và mỗi lần chỉ uống 1 - 2 muỗng. Bài thuốc này có thể giúp điều trị tình trạng ăn không tiêu, viêm ruột kết và bệnh viêm gan.
Các loại rau gia vị được sử dụng nhiều trong bữa ăn người Việt

Lưu ý khi sử dụng lá Ngò gai (mùi tàu)
Theo các chuyên gia về sức khỏe, mùi tàu là một vị thuốc tốt, nhưng để tránh trường hợp xảy ra những tác dụng không mong muốn khi sử dụng, cần lưu ý những điều sau:
Các phương thuốc từ rau mùi tàu chỉ hỗ trợ điều trị hoặc điều trị tình trạng bệnh ở diễn biến nhẹ. Nếu bệnh tình nghiêm trọng hoặc không tìm thấy hiệu quả ở các phương thuốc dân gian này, nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị một cách tốt nhất.
Người đau dạ dày hay có tiền sử bị đau dạ dày nên cẩn thận khi sử dụng lá mùi tàu tươi.
Người mắc các chứng bệnh lý như hen phế quản, viêm phổi, gan hay phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên hạn chế sử dụng rau mùi tàu.
Nếu thuộc tuýp người có cơ địa nhạy cảm, nên cẩn thận với tinh dầu của cây mùi tàu để tránh gặp tình trạng kích ứng trực tiếp trên da.
Không nên kết hợp rau mùi tàu với các loại thực phẩm giàu vitamin K, nội tạng động vật hay thịt lợn vì có thể gây chứng đầy bụng, khó tiêu...

[/tintuc]